Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

BÍ QUYẾT QUẢNG BÁ BẢN THÂN

Theo Phillips, bạn nên đảm nhận những dự án mới có thể giúp bạn “làm mới” hồ sơ của mình. Hãy suy nghĩ về hồ sơ bạn sắp viết. Bạn muốn làm mới nó như thế nào, theo hướng nào?
Nếu bạn rơi vào tình trạng phải đi tìm một công việc mới, 7 bí quyết sau sẽ giúp bạn thu hút Nhà tuyển dụng (NTD):
1. Xem tên của bạn như một thương hiệu
Cách bạn đặt tên trong email hay những biệt danh giúp bạn thể hiện cá tính với bạn bè nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng chúng nơi công sở. Theo Marianne Adoradio, một Chuyên viên Tư vấn Hướng nghiệp kiêm Tuyển dụng, NTD không bao giờ “ưu ái” những người có địa chỉ email “đáng yêu”.
2. Đáp ứng nhu cầu của NTD
Theo Kathryn Ullrich, Chuyên viên Tuyển dụng Quản Trị Viên và Tư vấn Nghề nghiệp, NTD luôn muốn tìm người thật sự phù hợp với công việc. Bạn có thể dốc hết sức để làm một công việc mình chưa từng làm, nhưng điều đó không thuyết phục được NTD. Vì thế, mỗi lần nộp hồ sơ tìm việc, bạn cần đưa ra những lý do thật thuyết phục giải thích tại sao bạn là người phù hợp nhất với công việc.
3. Duy trì những thông tin tích cực trên Internet
Theo Richard Phillips, Chuyên gia Tư vấn Hướng nghiệp của Advantage Career Solutions, bạn nên loại bỏ những thông tin “bên lề” về bản thân trên Facebook hay các mạng xã hội, thay vào đó, hãy tham gia vào các diễn đàn của những người làm cùng nghề để đóng góp ý kiến. Điều này sẽ có lợi cho bạn!
4. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Theo Adoradio, khi gặp khó khăn, hãy hỏi người khác xem họ sẽ làm gì trong tình huống này. Bạn có thể sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ và hữu ích mà bạn không ngờ đến.
5. Tham gia các khóa học nâng cao kiến thức
Việc này thật sự hữu ích nếu các khóa học này cung cấp cho bạn những kỹ năng mới (chẳng hạn kỹ năng liên quan đến công nghệ mới đang được sử dụng trong ngành nghề của bạn). Các chứng chỉ phù hợp cũng sẽ giúp cho hồ sơ của bạn thêm “hoành tráng”.
6. Đảm nhận dự án mới ở công ty
Theo Phillips, bạn nên đảm nhận những dự án mới có thể giúp bạn “làm mới” hồ sơ của mình. Hãy suy nghĩ về hồ sơ bạn sắp viết. Bạn muốn làm mới nó như thế nào, theo hướng nào?
7. Hãy linh hoạt khi chọn việc 
Có thể bạn không muốn mỗi ngày phải đi hơn 15 km mới đến được công ty. Tuy nhiên, nếu bạn linh hoạt hơn khi xác định tiêu chí chọn việc thì cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ rộng mở hơn. Điều này cũng giúp bạn trở thành một ứng viên hấp dẫn hơn vì NTD sẽ đánh giá bạn có thể thích ứng tốt với sự thay đổi.

CÁC CÂU HỎI PHỎNG VẤN “XƯƠNG” NHẤT

Khi hỏi câu này, NTD không hề muốn nghe bạn kể “tràng giang đại hải” về quê hương của bạn hay những việc bạn đã làm vào cuối tuần. Vì thế, bạn hãy mô tả ngắn gọn về bản thân, kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp của bạn rồi kết thúc bằng việc khẳng định sự khát khao được làm việc cho công ty. Nếu bạn đã chuẩn bị kỹ câu trả lời thì câu hỏi này chính là cơ hội tốt để bạn nhấn mạnh thêm năng lực của mình.


Việc tham dự phỏng vấn tuyển dụng làm bạn âu lo đến toát cả mồ hôi? Đừng ngại ngùng khi thú nhận điều này vì thật ra đó là tâm lý chung của đa số ứng viên. Tuy nhiên, có một điều đáng mừng là cho đến nay chưa có ứng viên nào “gục ngã” vì quá hồi hộp trong lúc phỏng vấn! Vì thế, bạn hãy bình tĩnh và tham khảo một số bí quyết sau để tự trấn tĩnh trước và trong buổi phỏng vấn.
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị thật chu đáo cho buổi phỏng vấn. Chuẩn bị kỹ sẽ giúp bạn thêm tự tin và bớt lo âu. Theo các chuyên gia, bạn nên dành ít nhất 3 giờ để chuẩn bị cho mỗi cuộc phỏng vấn. Việc đầu tiên bạn cần làm là suy nghĩ cách trả lời những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất và tập trình bày rõ ràng. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:
1. Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn? 
Đây thật sự là cơ hội để bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng (NTD).nhung-cau-hoi-phong-van Bạn cần trình bày ngắn gọn và cô đọng về điểm mạnh, năng lực của bạn và những gì bạn có thể đóng góp cho công ty. Tuy nhiên, bạn không nên trả lời câu hỏi này một cách chung chung, chẳng hạn: “Tôi làm việc rất chăm chỉ và nhiệt tình.” Hãy tạo sự khác biệt cho bản thân bằng cách giới thiệu những phẩm chất chỉ bạn mới có và bắt đầu câu trả lời với “Tôi chính là người phù hợp nhất cho vị trí này vì ….”
2. Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi?
Đây là một trong những câu hỏi mà NTD hay dùng để kiểm tra xem bạn có chuẩn bị kỹ càng cho buổi phỏng vấn hay chưa. Bạn đừng bao giờ dự một buổi phỏng vấn mà không biết tí gì về công ty, đường hướng phát triển và hoạt động kinh doanh của nó nhé! Nếu bạn đã tìm hiểu, nghiên cứu về công ty, câu hỏi này sẽ cho bạn cơ hội để thể hiện tinh thần chủ động cũng như chứng tỏ kinh nghiệm và năng lực của bạn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty.
3. Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
Hãy thành thật khi đề cập đến điểm yếu của bạn, nhưng đừng quên chứng tỏ bạn có thể biến nó thành điểm mạnh. Ví dụ: nếu trước đây bạn từng làm việc với hiệu quả chưa cao thì hãy trình bày những việc bạn đã làm để cải thiện điều này. NTD sẽ nhận ra bạn là người dám thừa nhận những điểm yếu của mình và luôn tìm cách để hoàn thiện bản thân.
4. Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ? 
Ngay cả khi bạn rời bỏ công việc cũ với tâm trạng không vui, bạn cũng không nên trả lời câu hỏi này với thái độ tiêu cực. Hãy khéo léo né tránh đề cập đến những điều bạn không hài lòng về  công việc cũ. Còn nếu bạn thật sự muốn đề cập, hãy cố gắng trình bày chúng cùng với một số điểm tích cực để cân bằng. Việc than phiền không dứt về công ty cũ sẽ khiến NTD không đánh giá cao thái độ làm việc của bạn.
5. Hãy mô tả một tình huống khó khăn bạn từng gặp phải và cách bạn đã xử trí 
Đôi lúc, bạn sẽ không biết trả lời câu hỏi này như thế nào, đặc biệt là khi bạn mới ra trường và chưa có kinh nghiệm. Khi hỏi câu này, NTD muốn biết bạn có khả năng tư duy để tìm ra giải pháp cho tất cả vấn đề bạn gặp phải hay không. Ngay cả khi vấn đề của bạn là không có đủ thời gian để học tập, nghiên cứu, bạn cũng cần cho NTD thấy cách bạn đã điều chỉnh thứ tự ưu tiên trong lịch làm việc của mình để giải quyết nó. Việc này chứng tỏ bạn là người có tinh thần trách nhiệm và có thể tự mình tìm ra giải pháp cho vấn đề gặp phải.
6. Bạn tự hào nhất về thành tích nào của mình? 
Khi trả lời câu hỏi này, bạn nên chọn một thành tích liên quan đến nghề nghiệp và phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển để giới thiệu. Hãy ngẫm nghĩ về những phẩm chất công ty đang tìm kiếm ở ứng viên và tìm ra một ví dụ phù hợp nhất để chứng tỏ bạn chính là người công ty đang cần. 
7. Bạn đề nghị mức lương ra sao? 
Đây là một trong những câu hỏi khó nhất, đặc biệt là đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Việc đầu tiên cần làm trước khi dự phỏng vấn là nghiên cứu mức lương phổ biến trong ngành nghề của bạn để ước lượng con số mình nên đề nghị. Hãy trình bày rõ ràng với NTD rằng bạn sẽ chỉ bàn thảo chi tiết về lương bổng khi đã nhận được lời đề nghị tuyển dụng. Nếu NTD thúc ép bạn đưa ra một câu trả lời cụ thể, bạn hãy đưa ra một mức lương kiểu “khoảng” hơn là một con số chính xác.
8. Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn
Khi hỏi câu này, NTD không hề muốn nghe bạn kể “tràng giang đại hải” về quê hương của bạn hay những việc bạn đã làm vào cuối tuần. Vì thế, bạn hãy mô tả ngắn gọn về bản thân, kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp của bạn rồi kết thúc bằng việc khẳng định sự khát khao được làm việc cho công ty. Nếu bạn đã chuẩn bị kỹ câu trả lời thì câu hỏi này chính là cơ hội tốt để bạn nhấn mạnh thêm năng lực của mình.
Kế tiếp, bạn nên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi về công ty và công việc của bạn. Việc này sẽ tạo ấn tượng tốt cho NTD vì họ nghĩ bạn thật sự quan tâm đến vị trí này.
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, nếu bạn không biết rõ đường đi đến địa điểm phỏng vấn thì trước khi gặp NTD vài ngày, bạn nên đi trước để dò đường. Việc này còn giúp bạn ước lượng được khoảng thời gian cần thiết để đến địa điểm phỏng vấn đúng giờ.

7 ĐIỀU NHÀ TUYỂN DỤNG MUỐN BIẾT


7. Những sự kiện mang tính bước ngoặt xảy ra trong sự nghiệp của bạn, khiến bạn thay đổi hướng phát triển sự nghiệp và những lợi ích từ việc này đem đến cho bạn.

Nếu bạn đọc những cuốn sách về phỏng vấn tuyển dụng, bạn sẽ nhận ra chúng có một điểm chung là liệt kê sẵn những câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn thông dụng để bạn học thuộc lòng. Trên thực tế, cuộc phỏng vấn không phải là một cuộc chất vấn, mà là một cuộc trò chuyện giữa Nhà tuyển dụng (NTD) và ứng viên. Để mọi thứ diễn ra như vậy, bạn nên chuẩn bị thật nhiều những câu chuyện nhỏ về nghề nghiệp và cả cuộc sống của bạn.
Việc này đặc biệt hữu ích với những cuộc phỏng vấn năng lực hành vi (competence-based interview) đang rất phổ biến. Theo cách phỏng vấn truyền thống, NTD chỉ đặt ra một số câu hỏi để kiểm tra xem bạn có những kỹ năng và kiến thức mà công việc yêu cầu hay không; nhưng trong những buổi phỏng vấn năng lực hành vi, NTD sẽ hỏi sâu hơn để tìm hiểu chính xác hơn về tính cách và những phẩm chất của bạn nhằm trả lời cho câu hỏi: liệu bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không?.phong-van-xin-viec Những phẩm chất này được gọi là “năng lực hành vi”.
Để đánh giá toàn diện năng lực của bạn, NTD chia thời gian phỏng vấn thành hai phần để tìm hiểu về kỹ năng và năng lực hành vi. Họ muốn nghe những dẫn chứng cụ thể của bạn về cách bạn đã xử trí ra sao trong những tình huống xảy ra trong quá khứ. NTD sẽ muốn biết:
- Bạn có phải là người mang đến lợi ích thiết thực cho công ty? Nói cách khác, bạn có thể mang về lợi nhuận hay tiết kiệm chi phí cho công ty hay không?
- Bạn có phải là một nhân viên có tinh thần làm việc tập thể? Liệu bạn có phù hợp với cơ cấu tổ chức của công ty hay bạn có nguy cơ làm đình trệ hoạt động của công ty? Bạn có thể đảm nhận công việc hay đưa ra những quyết định hợp lý hay không?
- Bạn có hòa nhập được với văn hóa công ty không? Vì không một NTD vào muốn nhận những “người thích làm ngôi sao” vào công ty của họ.
Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi này là tự chuẩn bị một vài câu chuyện hay để “kể” với NTD. Mỗi câu chuyện nên có độ dài vừa phải, trình bày trong khoảng thời gian từ 30 đến 90 giây.
Bạn có thể xây dựng câu chuyện dựa trên 7 chủ đề sau:
1.    Những lần bạn giúp tăng lợi nhuận hay tiết kiệm chi phí cho công ty bạn đang làm việc hoặc công ty cũ.
2. Một tình huống nan giải bạn từng gặp trong cuộc sống hay công việc và cách bạn xử lý được nó.
3. Một dịp bạn làm việc theo nhóm và có những đóng góp cụ thể cho thành quả chung của nhóm.
4. Một lần bạn phải đương đầu và vượt qua những áp lực lớn trong công việc.
5. Một lần bạn thể hiện kỹ năng lãnh đạo hoặc chỉ đạo tốt trong công việc.
6. Một lần bạn gặp thất bại trong công việc và cách bạn đã vượt qua nó.
7. Những sự kiện mang tính bước ngoặt xảy ra trong sự nghiệp của bạn, khiến bạn thay đổi hướng phát triển sự nghiệp và những lợi ích từ việc này đem đến cho bạn.
Hãy nhớ: cuộc phỏng vấn tuyển dụng không phải là một buổi chất vấn, mà là một cuộc trò chuyện giữa hai bên với vị thế ngang bằng nhau. Hiểu được điều này tức là bạn đã tiến một bước gần hơn đến mục tiêu giành được công việc mong muốn. Một cuộc trò chuyện tốt đẹp chính là chìa khóa để vượt qua vòng phỏng vấn và giành được công việc như ý. Muốn làm được như vậy, bạn hãy chuẩn bị kỹ lưỡng những câu chuyện bạn muốn kể cho NTD nghe trước khi dự phỏng vấn.

LÀM GÌ KHI BẠN ĐƯỢC MỜI DẾN PHỎNG VẤN?



Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau. Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với NTD, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả năng làm việc hiệu quả.

Bạn vừa nhận được một lời mời phỏng vấn. Chúc mừng bạn! Tất cả nỗ lực viết hồ sơ, thiết lập các mối quan hệ xã hội và tìm kiếm cơ hội việc làm cuối cùng đã mang lại kết quả. Vòng phỏng vấn trực tiếp chính là cơ hội để bạn hoàn thiện bức chân dung của mình một cách chân thật để cuối cùng nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn chứ không phải ai khác.
Hãy nhanh chóng lập danh mục cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn theo hướng dẫn sau, công việc mơ ước sẽ luôn trong tầm tay bạn!
Chuẩn bị, chuẩn bị và chuẩn bị
Theo chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và tuyển dụng Rick Nelles, chuẩn bị không chỉ là in thêm vài bản hồ sơ tìm việc để dự phòng. Bạn cần phải nghiên cứu về công ty, ngành nghề kinh doanh, và suy nghĩ về sự phù hợp giữa kỹ năng bạn có với công việc bạn muốn làm.

Trang phục

Khi dự phỏng vấn, bạn nên mặc trang phục đơn giản nhưng phải trang nhã, chỉnh tề.phong-van-xin-viec Tuyệt đối không nên ăn mặc lòe loẹt.
Đúng giờ 
Ở đây, đến dự phỏng vấn đúng giờ thực sự là bạn phải đến trước giờ hẹn ít nhất 15 phút. Khi bạn đến đúng giờ, nhà tuyển dụng (NTD) sẽ đánh giá cao tác phong nghiêm túc của bạn. Bên cạnh đó, khoảng thời gian chờ sẽ giúp bạn trấn tĩnh, tập trung tư tưởng để xem lại hồ sơ và những ghi chú bạn đã chuẩn bị cho buổi phỏng vấn.
Giao tiếp bằng ánh mắt
Khi bạn gặp NTD, hãy bắt tay họ với một nụ cười ấm áp và nhìn thẳng vào mắt NTD. Lẩn tránh cái nhìn của NTD sẽ khiến họ nghĩ bạn thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin và không đáng tin cậy.
Thể hiện sự nhiệt tình với công việc 
Theo Martin Yate, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và là tác giả của nhiều cuốn sách về lĩnh vực này, trong đó có cuốn “Chúc bạn may mắn 2007 – Cẩm nang tìm việc làm”, trong những cuộc tuyển dụng với sự cạnh tranh của nhiều ứng viên, người tỏ ra nhiệt tình nhất với công việc hầu như luôn là người chiến thắng. Sự nhiệt tình của bạn sẽ gửi đến NTD thông điệp rằng bạn là một nhân viên tận tâm với công việc.
Thể hiện tinh thần đồng đội 
Martin Yate cho biết, các NTD luôn muốn tuyển những nhân viên có khả năng làm việc theo nhóm và tuân thủ chỉ thị của cấp trên. Không ai muốn tuyển dụng những nhân viên “bất kham”. Họ cũng rất cần những người có thể truyền cảm hứng cho cả tập thể để hướng đến mục tiêu chung. Vì thế, hãy trình bày một vài ví dụ về cách bạn đã hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện một dự án lớn hoặc phục vụ một khách hàng quan trọng.
Thể hiện bản thân
Trò chuyện với NTD cũng giống như bạn đang thuyết phục khách hàng. Bạn cần chuẩn bị kỹ càng những gì bạn muốn giới thiệu về bản thân. Nếu NTD không nhắc gì đến những vấn đề này, hãy chủ động đề cập đến chúng.
Hãy trung thực
Bạn tuyệt đối đừng nói dối về bất cứ điều gì trong hồ sơ hay trong buổi phỏng vấn. Với sự phát triển của Internet và các mối quan hệ xã hội, việc kiểm tra lại những thông tin bạn cung cấp trở nên dễ dàng đối với NTD hơn bao giờ hết. Đừng quên NTD đang tìm người phù hợp nhất cho một vị trí trong công ty, chứ không phải một thiên tài hay nhà bác học để trao giải Nobel.

Tác phong chuyên nghiệp

Bạn tuyệt đối không nên nhai kẹo cao su, ngồi thượt hoặc nói lan man trong cuộc phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và luôn cư xử thật chuyên nghiệp trước mặt NTD.
Mạnh dạn đặt câu hỏi
Buổi phỏng vấn là cơ hội để cả NTD và ứng viên tìm hiểu về nhau. Đừng ngại đặt câu hỏi về phạm vi trách nhiệm của công việc, về khách hàng hoặc dự án. Nếu tỏ ra thụ động trong lúc phỏng vấn thì bạn sẽ là người chịu thiệt chứ không ai khác. Nếu bạn tỏ ra hờ hững khi trò chuyện với NTD, bạn có thể bị đánh giá là nhút nhát và không có khả năng làm việc hiệu quả.

Hãy nói lời cảm ơn
Hãy kết thúc buổi phỏng vấn với một cái bắt tay chặt, lời cảm ơn và một nụ cười. Bạn nên hỏi NTD khi nào bạn nhận được kết quả phỏng vấn và liệu bạn có nên “theo sát” để nhắc họ về kết quả hay không. Sau đó, hãy gửi e-mail để cảm ơn NTD vì đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất quan tâm đến việc làm này và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất.

DẤU HIỆU CỦA MỘT BUỔI PHỎNG VẤN THÀNH CÔNG

NTD càng nói nhiều về sự phù hợp giữa bạn với văn hóa công ty họ thì bạn có thể vui mừng. Đa số các nhà quản lý thường tìm kiếm ứng viên có khả năng hòa nhập vào tập thể hay làm việc độc lập một cách hiệu quả. Theo Honaman, nếu NTD muốn trao cơ hội cho bạn, họ sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin về văn hóa doanh nghiệp với bạn và ra sức gây ấn tượng với bạn về những ưu thế của công ty.


Thông thường, các ứng viên hay chú tâm đến những sai sót đã mắc phải hơn là những “điểm” ghi được trong buổi phỏng vấn. Chính vì thế, nhiều bạn tuy đã trả lời phỏng vấn khá tốt nhưng vẫn băn khoăn không biết mình có được tuyển hay không? Những dấu hiệu sau từ phía nhà tuyển dụng (NTD) có thể giúp bạn đánh giá được khả năng thành công của mình sau buổi phỏng vấn.
1. NTD tìm hiểu và xác minh thông tin về bạn
Theo Honaman, các công ty chỉ xác minh thông tin về ứng viên (reference checking) khi thấy người này có triển vọng. Vì thế, để tiện cho việc xác minh của NTD, bạn nên cung cấp họ tên và thông tin liên lạc của tối thiểu 3 người. Đây là những người đã làm việc trực tiếp với bạn tối thiểu là 6 tháng và nắm rõ kỹ năng và thành tích làm việc của bạn (trong đó phải có ít nhất một người quản lý trực tiếp của bạn).
2. Giới thiệu bạn với đồng nghiệp tương lai 
Quả là một dấu hiệu tốt đẹp khi NTD muốn giới thiệu bạn với đồng nghiệp tương lai ngay trong lúc phỏng vấn hoặc cho bạn biết có một số người họ muốn bạn gặp ngay sau đó.phong-van-xin-viec Honaman nhận xét: “Các nhà quản lý rất cẩn trọng. Họ sẽ không mạo hiểm giới thiệu ứng viên mới với nhóm làm việc của họ nếu người này không có nhiều triển vọng trở thành nhân viên của công ty. Cần lưu ý là NTD có thể yêu cầu các thành viên trong nhóm làm việc đưa ra nhận xét về bạn, vì thế hãy tỏ ra thân thiện và tạo ấn tượng tốt với tất cả những người bạn gặp.”
3. Quan tâm đến quy trình chuyển đổi công việc
Khi bạn có khả năng lọt vào tầm ngắm của NTD, bạn sẽ được hỏi những điều như: khi nào bạn có thể bắt đầu làm công việc mới? Những điều khoản nào trong hợp đồng lao động liên quan đến cạnh tranh trong cùng ngành nghề… Theo Honaman, NTD cần biết những thủ tục cần phải làm để bạn có thể nghỉ việc công ty hiện tại và chuyển qua làm cho họ.
4. “Bạn muốn mức lương bao nhiêu?”
Tùy thuộc vào giai đoạn của quy trình tuyển dụng, nếu NTD hỏi mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu, đây có thể là một dấu hiệu tốt vì điều đó thể hiện họ quan tâm đến năng lực của bạn. Câu hỏi này thường có 2 dạng “Bạn muốn mức lương ra sao?” hoặc “Mức lương hiện tại của bạn là bao nhiêu?”. Việc bạn có được tuyển dụng hay không phụ thuộc khá nhiều vào cách bạn trả lời câu hỏi này. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn phương án trả lời cho câu hỏi này, chứ đừng đợi đến lúc NTD hỏi mới suy nghĩ.
5. Bạn được NTD dành nhiều thời gian để chia sẻ thông tin
Khi NTD dành nhiều thời gian để trả lời câu hỏi của bạn, đó là dấu hiệu cho thấy họ muốn giới thiệu hoạt động kinh doanh của công ty, đồng nghiệp và công việc với bạn để thuyết phục bạn làm việc cho họ. Theo Honaman, trong đa số các cuộc phỏng vấn, NTD sẽ hỏi bạn có câu hỏi nào dành cho họ không như một thủ tục không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu bạn không gây được ấn tượng cho họ thì họ sẽ không dành nhiều thời gian để trả lời câu hỏi của bạn.
6. Thời gian phỏng vấn kéo dài hơn
Nếu NTD không “chấm” bạn, họ sẽ tìm cách kết thúc sớm buổi phỏng vấn. Honaman nhận xét: “Đôi lúc, thời gian buổi phỏng vấn sẽ kéo dài hơn dự tính vì NTD muốn biết thêm thông tin về bạn hoặc muốn chia sẻ thêm với bạn nhiều điều về công ty và công việc bạn dự tuyển”. Nếu bạn không gây được ấn tượng với họ, họ sẽ không bao giờ kéo dài thời gian phỏng vấn.
7. Những cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ 
Các cử chỉ giao tiếp phi ngôn ngữ của NTD thường cho bạn biết nhiều điều về cách họ đánh giá bạn. Hãy chú ý đến những cử chỉ của NTD như ghi chú, mỉm cười, lắc đầu hoặc hỏi những câu thăm dò. Theo Honaman, cùng một lúc mà NTD vừa ghi chú vừa liên tục nhìn đồng hồ hoặc chỉ hỏi những câu chung chung thì rất có thể bạn đang trả lời phỏng vấn không được như ý họ.
8. Sự phù hợp giữa bạn với văn hóa công ty
NTD càng nói nhiều về sự phù hợp giữa bạn với văn hóa công ty họ thì bạn có thể vui mừng. Đa số các nhà quản lý thường tìm kiếm ứng viên có khả năng hòa nhập vào tập thể hay làm việc độc lập một cách hiệu quả. Theo Honaman, nếu NTD muốn trao cơ hội cho bạn, họ sẽ chia sẻ thêm nhiều thông tin về văn hóa doanh nghiệp với bạn và ra sức gây ấn tượng với bạn về những ưu thế của công ty.
Hẳn nhiên, các dấu hiệu trên đây chỉ phần nào giúp bạn dự đoán khả năng giành được việc làm mong muốn. Và rất có khả năng các ứng viên khác cũng trả lời phỏng vấn tốt như bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thấy hai hay nhiều hơn những dấu hiệu này, bạn biết mình sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng. Ngoài ra, Honaman cũng lưu ý là dù bạn nhận ra nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đã trả lời phỏng vấn tốt, bạn cũng nên tích cực giữ liên lạc với NTD để đảm bảo việc chuyển đổi công việc của bạn diễn ra suôn sẻ.

LÝ DO ĐỂ VIẾT THƯ CẢM ƠN

Nếu được tuyển dụng, bạn sẽ phải sử dụng kỹ năng viết hàng ngày để giao tiếp với khách hàng và đại lý của công ty. Vì thế, NTD sẽ xem kỹ lá thư cảm ơn để đánh giá kỹ năng viết của bạn. Hãy chuẩn bị thật tốt để lá thư trở thành cơ hội ghi điểm cho bạn nhé.


Đừng bao giờ xem nhẹ việc viết thư cảm ơn Nhà tuyển dụng (NTD) sau buổi phỏng vấn!
Một bức thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng sau buổi phỏng vấn có thể đem đến cho bạn cơ hội việc làm mơ ước.  Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. 5 lý do sau đây sẽ giúp bạn thấy rõ lợi ích của một lá thư cảm ơn:
1. Thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng đối với NTD
Thư cảm ơn giúp bạn thể hiện lòng biết ơn đối với NTD vì họ đã dành thời gian để tiếp bạn. Mặc dù rất bận rộn, họ vẫn bỏ ra một khoảng thời gian đáng kể để trò chuyện cũng như tìm hiểu về bạn.
2. Nổi bật trong đám đông, tại sao lại không?
Có một sự thật: đa số các ứng viên không gửi thư cảm ơn đến NTD sau buổi phỏng vấn. Vì thế, việc bạn gửi thư cảm ơn trực tiếp đến NTD sẽ được họ chú ý ngay. Vậy tại sao không?
3. Cơ hội để nhắc lại ưu điểm của bạn
Có bao giờ bạn thấy tiếc nuối vì đã không nhấn mạnh một kỹ năng hoặc kinh nghiệm nào đó mà NTD có vẻ chú trọng trong lúc phỏng vấn hay không? Một lá thư cảm ơn có thể giúp bạn xóa tan sự tiếc nuối này. Sau khi cảm ơn NTD trong đoạn đầu tiên của lá thư, bạn có thể nhắc lại một cách ngắn gọn những điểm mạnh bạn đã đề cập trong lúc phỏng vấn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung ý hoặc giải thích rõ hơn những câu trả lời bạn cảm thấy chưa thuyết phục.
4. Cơ hội để nói về những điều bạn quên
Nhiều ứng viên trả lời phỏng vấn xong mới nhớ ra mình đã quên trình bày với NTD một số điểm quan trọng. Đừng lo! Bạn vẫn có thể đề cập những điều này trong thư cảm ơn. Ví dụ: bạn có thể viết “Trong buổi phỏng vấn, tôi vẫn chưa trình bày với ông (bà) về một phần thưởng tôi đã nhận được khi làm việc ở công ty X”.
5. Thể hiện kỹ năng viết
Nếu được tuyển dụng, bạn sẽ phải sử dụng kỹ năng viết hàng ngày để giao tiếp với khách hàng và đại lý của công ty. Vì thế, NTD sẽ xem kỹ lá thư cảm ơn để đánh giá kỹ năng viết của bạn. Hãy chuẩn bị thật tốt để lá thư trở thành cơ hội ghi điểm cho bạn nhé.
Viết thư cảm ơn sẽ không làm bạn mất nhiều thời gian. Vì thế, hãy cố gắng hoàn thành nó ngay trong ngày bạn dự phỏng vấn. Rất có khả năng, lá thư cảm ơn này sẽ đóng vai trò quyết định trong việc bạn giành được công việc mình yêu thích.

CHIẾN DỊCH MARKETING TÌM VIỆC


Hầu hết các công ty tuyển dụng nhân sự không chỉ dựa vào hồ sơ. Nếu bạn được mời phỏng vấn, hãy cố gắng thể hiện bản thân để NTD hiểu về tính cách của bạn và đặt lòng tin nơi bạn. Việc đạt được sự tin tưởng từ NTD có thể còn quan trọng hơn cả yếu tố kỹ năng và bằng cấp trong quá trình tuyển dụng. Hãy trao đổi với NTD một cách cởi mở, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm để hai bên có thể hiểu rõ nhau.
Săn việc cũng giống như tiến hành một chiến dịch marketing tổng hợp (marketing mix) cho sản phẩm. Ở đây có đến 5 chữ P đại diện cho Positioning (định vị bản thân), Process (Nhận diện khách hàng mục tiêu – Nhà Tuyển Dụng tương lai), Persistence (kiên trì), Performance (chứng tỏ năng lực) và Personality (tính cách). Còn sản phẩm cần marketing là gì? Đó chính là bạn! Chỉ khi nào bạn tiến hành chiến dịch marketing cho bản thân một cách hiệu quả, bạn mới có cơ hội chinh phục được nhà tuyển dụng (NTD).

Positioning – Định vị bản thân 
Bước đầu tiên là xác định những yếu tố giúp bạn nổi trội so với các ứng viên khác. Điều này có thể không dễ dàng khi tự định vị chính mình. Vì thế, bạn có thể nhờ một cố vấn nghề nghiệp hoặc chuyên gia tư vấn nghề nghiệp đáng tin cậy giúp bạn. Đây là chữ P quan trọng nhất trong 5P.
Process – Nhận diện khách hàng mục tiêu: “Nhà Tuyển Dụng tương lai”
Nhận diện NTD mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của họ và xem xét bạn có thể đáp ứng những nhu cầu này như thế nào. Một khi nắm rõ nhu cầu của NTD và có thể chứng minh với họ bạn có đúng những kỹ năng họ đang cần, cơ hội bạn được mời phỏng vấn sẽ cao hơn rất nhiều so với việc bạn “khoe” tất cả kỹ năng của mình mà không cần biết chúng có phù hợp với công việc bạn đang nhắm đến hay không.
Persistence – Kiên trì 
Sự chú tâm, kiên nhẫn là yếu tố tối cần thiết để tìm việc thành công. Hãy tập trung vào những hoạt động có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho bạn như duy trì tốt các mối quan hệ xã hội qua những phương tiện khác nhau: điện thoại, e-mail, thư tín, gặp gỡ trực tiếp… Hãy nhờ những bạn bè cho lời khuyên, giới thiệu bạn với những NTD để tiếp cận những thông tin về cơ hội nghề nghiệp. Nếu bạn được đồng nghiệp giới thiệu trực tiếp với NTD, cơ may bạn được họ chú ý sẽ rất cao.

Performance – Chứng tỏ năng lực 
Hồ sơ là phương tiện để bạn thể hiện khả năng, điểm mạnh và những kỹ năng của bản thân; nhưng “trăm nghe vẫn không bằng một thấy”. Hãy minh họa thật cụ thể những thành tích đạt được từ những khả năng, điểm mạnh và kỹ năng của bản thân. Một hồ sơ như thế sẽ thu hút sự chú ý của NTD và khiến họ muốn tìm hiểu nhiều hơn về bạn. Biết cách thể hiện năng lực trong hồ sơ là một yếu tố quan trọng giúp bạn giành được lợi thế trong một thị trường nhân lực cạnh tranh như hiện nay.
Personality – Tính cách 
Hầu hết các công ty tuyển dụng nhân sự không chỉ dựa vào hồ sơ. Nếu bạn được mời phỏng vấn, hãy cố gắng thể hiện bản thân để NTD hiểu về tính cách của bạn và đặt lòng tin nơi bạn. Việc đạt được sự tin tưởng từ NTD có thể còn quan trọng hơn cả yếu tố kỹ năng và bằng cấp trong quá trình tuyển dụng. Hãy trao đổi với NTD một cách cởi mở, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm để hai bên có thể hiểu rõ nhau.

Chỉ khi bạn tiếp xúc trực tiếp với NTD, bạn mới có cơ hội chiếm được lòng tin từ họ - yếu tố quyết định trong quá trình tuyển dụng bạn. Và để nhận được lời mời phỏng vấn, bạn cần marketing bản thân một cách hiệu quả với bước quan trọng đầu tiên là định vị chính xác bản thân. Biết cách khai thác các ưu điểm để tạo nên sự khác biệt giữa bạn so với những ứng viên khác, cũng như lựa chọn NTD tương lai – người sẽ trân trọng những gì bạn đóng góp cho doanh nghiệp chính là chìa khóa giúp bạn thành công trong tìm việc. Một lưu ý nhỏ là bạn phải thực sự kiên trì vì một kết quả tốt đẹp luôn cần có thời gian. Hãy tiếp tục chiến dịch marketing của bạn cho đến khi bạn lọt vào “mắt xanh” của NTD tương lai nhé!