Khi phỏng vấn kết hợp dùng bữa, bạn nên gửi lời cảm ơn đến từng người đã dành thời gian cùng tham gia buổi ăn với bạn cũng như đã lắng nghe, thảo luận về vị trí, về công việc mà bạn dự tuyển. Trong trường hợp này, nếu có được số điện thoại di động của nhà tuyển dụng, đừng ngần ngại gửi lời cảm ơn bằng tin nhắn qua điện thoại. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo được mối quan hệ thân thiết với nhà tuyển dụng và giúp họ liên lạc với bạn một cách dễ dàng hơn khi cần thiết.
Viết Thư Cảm Ơn sau mỗi buổi phỏng vấn là điều nên làm đối với tất cả ứng viên để cảm ơn nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội và dành thời gian cho mình. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều ứng viên đã “quên” mất điều này mà không biết đôi khi chính Thư Cảm Ơn lại là yếu tố quyết định việc nhà tuyển dụng có muốn trao cơ hội việc làm cho bạn hay không. Vì vậy hãy gửi Thư Cảm Ơn đến nhà tuyển dụng đã tạo cơ hội và dành thời gian phỏng vấn bạn, tốt nhất trong vòng 24 giờ sau khi gặp nhà tuyển dụng.
Tủy chỉnh Thư Cảm Ơn
Trước hết hãy cân nhắc xem nên gửi Thư Cảm Ơn qua e-mail, đường bưu điện hay được viết tay. Nhìn chung, nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng khi nhận một Thư Cảm Ơn gửi qua email – đây là cách phổ biến nhất. Tuy nhiên khảo sát cho thấy số lượng không nhỏ nhà tuyển dụng rất hứng thú với những ứng viên gửi Thư Cảm Ơn viết tay. Nếu buổi phỏng vấn không quá “quy củ”, không khí khá thoải mái và bạn có thể tạo được ấn tượng với người phỏng vấn thì Thư Cảm Ơn viết tay sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo, tuy nhiên phải đảm bảo rằng chữ viết của bạn là rõ ràng và sạch đẹp.
Thư Cảm Ơn là Thư Chào Hàng?
Thông thường, bạn sẽ bắt đầu lá thư bằng việc cảm ơn nhà tuyển dụng vì họ đã dành thời gian tiếp bạn, cho họ biết bạn rất quan tâm đến việc làm này và sẽ liên hệ họ lần nữa trong thời gian sớm nhất. Không dừng lại ở đó, hãy đứng ở vị trí nhà tuyển dụng để cân nhắc viết Thư Cảm Ơn như một lá Thư chào hàng và viết như thế nào để khiến NTD ngay lập tức quyết định mua hàng?
Như vậy, thư Cảm Ơn còn là cơ hội để bạn tóm tắt lại lý do vì sao bạn là ứng viên phù hợp nhất với vị trí đăng tuyển, bạn đã có những thành tích đáng kể nào, hoặc bổ sung thêm thông tin mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng có thể quan tâm. Đây cũng là cơ hội để bạn hỏi nhà tuyển dụng về bất cứ vấn đề gì bạn cảm thấy quan trọng mà bạn đã quên hoặc chưa được giải đáp kỹ trong buổi phỏng vấn. Điều này thể hiện được sự nhiệt tình và quyết tâm của bạn đối với công việc bạn đang ứng tuyển.
Thư Cảm Ơn gửi cho nhiều người phỏng vấn.
Bạn sẽ gửi Thư Cảm Ơn thế nào sau buổi phỏng vấn tới nhiều người tham gia phỏng vấn bạn cùng lúc? Trong lúc phỏng vấn, bạn nên cố gắng thu thập chức danh và tên gọi chính xác của tất cả những người phỏng vấn và dành thời gian viết Thư Cảm Ơn đến từng cá nhân bạn đã gặp gỡ trong ngày phỏng vấn luôn mang lại số điểm cộng cao hơn. Các lá thư có thể giống nhau, nhưng hãy cố gắng làm cho chúng khác nhau một chút trong trường hợp những người nhận so sánh lời lẽ trong thư của bạn. Để gây ấn tượng với từng người, bạn hãy bày tỏ điều mà bạn cảm thấy ấn tượng nhất đối với từng người đã tham gia phỏng vấn bạn. Đó có thể là một câu hỏi hay, hoặc một thông tin thú vị mà họ đã chia sẻ với bạn trong buổi phỏng vấn.
Phỏng vấn khi dùng bữa trưa hoặc tối
Khi phỏng vấn kết hợp dùng bữa, bạn nên gửi lời cảm ơn đến từng người đã dành thời gian cùng tham gia buổi ăn với bạn cũng như đã lắng nghe, thảo luận về vị trí, về công việc mà bạn dự tuyển. Trong trường hợp này, nếu có được số điện thoại di động của nhà tuyển dụng, đừng ngần ngại gửi lời cảm ơn bằng tin nhắn qua điện thoại. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo được mối quan hệ thân thiết với nhà tuyển dụng và giúp họ liên lạc với bạn một cách dễ dàng hơn khi cần thiết.
Đọc nội dung và kiểm tra lỗi chính tả trước khi gửi
Kiểm tra chính tả, ngữ pháp, lỗi gõ chữ trước khi gửi Thư cảm ơn. Nếu nghi ngờ về họ tên chính xác, hoặc chức danh của người phỏng vấn, hãy gọi trực tiếp đến văn phòng để kiểm tra. Những nỗ lực của bạn sẽ được ghi nhận!
Cần lưu ý, ngay cả sau khi phỏng vấn, bạn nhận ra mình không phù hợp với công việc hoặc vị trí đó, Thư Cảm Ơn vẫn nắm vai trò quan trọng để thể hiện sự tôn trọng và cả trân trọng cơ hội nhà tuyển dụng đã trao cho bạn. Bạn sẽ không bao giờ dự đoán được tương lai sẽ như thế nào, biết đâu bạn sẽ gặp lại người tuyển dụng cho một vị trí khác, vì vậy đừng “đốt cháy” bất kì cây cầu nào dẫn đến thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét